Thành lập công ty, doanh nghiệp

THÀNH LẬP CÔNG TY, DOANH NGHIỆP

Thành lập công ty là một thủ tục pháp lý được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần và đủ để hình thành nên một tổ chức kinh doanh. Khi đã thành lập công ty thì sẽ được thừa nhận về mặt pháp luật nghĩa là từ nay công ty có cơ sở pháp lý chắc chắn để yêu cầu nhà nước đảm bảo các quyền lợi  chính đáng của mình để có thể yên tâm kinh doanh. 

Do vậy việc thành lập công ty là một bước quan trọng bởi vì mỗi một chọn lựa khi thành lập đều đem lại những thành công hoặc kết quả không mong muốn khi công ty đi vào hoạt động và phát triển, cho nên khách hàng cần chú ý những vấn đề cơ bản sau đây: 

1. Chọn loại hình doanh nghiệp

Tại Việt Nam hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến, bao gồm công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân của mình (là khác nhau cơ bản nhất về trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp giữa loại hình Doanh nghiệp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp còn lại).
  • Công ty hợp danh: Công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên là cá nhân thỏa thuận góp vốn với nhau, cùng chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.
  • Công ty TNHH Một Thành Viên: là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.
  • Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên: Loại hình doanh nghiệp từ 2 đến 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp
  • Công ty Cổ Phần: Loại hình doanh ngiệp từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), công ty cổ phần không hạn chế tối đa số lượng cổ đông, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.

Tuy nhiên khách hàng nên lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần bởi doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ phát sinh trong phạm vi số vốn đã đăng ký góp vào công ty, còn loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động bằng tài sản cá nhân chưa góp vào công ty nếu như số vốn đã góp không đủ để thanh toán nghĩa vụ đó.

2. Quy định về cách đặt tên

Tên công ty là hình ảnh, đồng thời là tài sản tạo nên thương hiệu của công ty, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm của mình, đâu là sản phẩm của đối thủ, qua đó có thể tìm kiếm dễ dàng và chính xác, thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển. Việc đặt tên công ty không phải tùy thích mà phải tuân theo các quy định của pháp luật. Do đó, khách hàng cần chú ý khi đặt tên vì nó rất quan trọng,  tránh sai phạm, nhầm lẫn, và tranh chấp phát sinh về sau. Tên công ty phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây: Loại hình công ty (như Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần,…) + Tên riêng.

a) Những điều cấm khi đặt tên công ty

  • Nghiêm cấm đặt trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của những công ty đã đăng ký trước đó.
  • Nghiêm cấm đặt trùng tên với tên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Nghiêm cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

b) Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

  • Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
  • Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

c) Quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn

Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Những trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

  • Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;
  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.

3. Ngành nghề kinh doanh

Có thể nói rằng, trong thành lập công ty việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển của công ty. Ngành nghề kinh doanh của mình có được phép hoạt động tại nơi mình đặt trụ sở hay không? Ngành nghề của mình đã khớp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hay chưa? Đăng ký ngành nghề kinh doanh như thế nào để đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hiện tại và dự định được những ngành nghề phát triển trong tương lai

Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. (Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác)

Theo quy định thì tất cả doanh nghiệp khi đăng ký thành lập mới hoặc bổ sung thêm ngành phải đăng ký ngành nghề theo mã ngành cấp 4 (là ngành có mã 4 số) thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

4. Người đại diện pháp luật

Đại diện pháp luật là một phạm trù được nhắc đến nhiều và dữ một vai trò quan trọng việc thành lập công ty. Người giữ chức danh làm người đại diện pháp luật là : Giám Đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị. Luật pháp cũng đã có ban hành rất nhiều quy định và điều kiện đối với người đại diện pháp luật, mà nếu không tuân thủ chấp hành, các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

5. Xác định thành viên,  cổ đông góp vốn

Khi thành lập công ty, cần có một hợp đồng góp vốn đối với các cá nhân, tổ chức. Họ là những người quan trọng, giúp công ty tồn tại, phát triển hoặc sẽ bị giải thể. Việc hợp tác được với những thành viên hoặc cổ đông đồng lòng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty

6. Vốn điều lệ

Khi thành lập công ty, vốn điều lệ không được pháp luật quy định về mức vốn tối thiểu. Nhưng nếu số vốn điều lệ đăng ký quá thập thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI

GÓI CƠ BẢN: 1.000.000Đ GÓI CHUYÊN NGHIỆP: 1.500.000Đ GÓI VIP: 2.500.000Đ
Đã bao gồm toàn bộ lệ phí và con dấu Đã bao gồm toàn bộ lệ phí và con dấu Đã bao gồm toàn bộ lệ phí và con dấu
Miễn phí Báo Cáo Thuế 3 tháng khi khách hàng mua Token với thời hạn 3 năm.  Miễn phí Báo Cáo Thuế 3 tháng  Miễn phí Báo Cáo Thuế 3 tháng
1. Đăng ký Giấy phép kinh doanh 1. Đăng ký Giấy phép kinh doanh 1. Đăng ký Giấy phép kinh doanh 
2. Đăng bố cáo thành lập Công ty trên cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia 2. Đăng bố cáo thành lập Công ty trên cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia 2. Đăng bố cáo thành lập Công ty trên cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia
3. Đăng ký khắc con dấu Công ty 3. Đăng ký khắc con dấu Công ty  3. Đăng ký khắc con dấu Công ty
4. Thông báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia 4. Thông báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia 4. Thông báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia
5. Hỗ trợ khách hàng tự thực hiện các thủ tục thuế ban đầu 5. Lập hồ sơ góp vốn 5. Lập hồ sơ góp vốn
6. Hỗ trợ tư vấn pháp lý cơ bản tháng đầu hoạt động của doanh nghiệp 6. Tư vấn Điều lệ, hồ sơ nội bộ công ty 6. Tư vấn Điều lệ, hồ sơ nội bộ công ty
  7. Hỗ trợ thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng 7. Hỗ trợ thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng
  8. Thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch Đầu tư 8. Thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch Đầu tư
  9. Nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên cơ quan thuế chủ quản 9. Nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên cơ quan thuế chủ quản
  10. Thực hiện thủ tục đăng ký nộp thuế điện tử  10. Thực hiện thủ tục đăng ký nộp thuế điện tử 
  11. Thiết lập hồ sơ Pháp lý khai thuế ban đầu  11. Thiết lập hồ sơ Pháp lý khai thuế ban đầu 
  12. Kê khai và nộp tờ khai thuế môn bài cho doanh nghiệp 12. Kê khai và nộp tờ khai thuế môn bài cho doanh nghiệp
  13. Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 13. Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
  14. Hỗ trợ tư vấn pháp lý cơ bản tháng đầu hoạt động của doanh nghiệp 14. Khắc dấu Giám đốc và tên Giám đốc
    15. Khắc Dấu “MST công ty + Tên công ty + Địa chỉ công ty”
    16. Làm bảng hiệu công ty kích thước 30x40cm
    17. Thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn Giá trị gia tăng
    18. Tặng 1 cuốn hóa đơn tài chính
    19. Tư vấn pháp lý cơ bản cho hoạt động công ty thời gian đầu (3 tháng)
    20. Hỗ trợ tư vấn pháp lý về hoạt động chuyên môn của doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ văn phòng : 23 Lam Sơn, Phường 05, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Điện thoại: 0978311389 - Email: luatsu@rule.vn

 

Xem thêm các tư vấn về: