Góp vốn đầu tư ?

GÓP VỐN ĐẦU TƯ

Xin chào Luật sư.
Theo GPDT doanh nghiệp tôi phải góp vốn bằng tiền mặt trong vòng 6 tháng kể ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.Tuy nhiên vì phải chuyển tiền đặt cọc thuê nhà đất nên DN tôi đã chuyển trực tiếp khoản tiền đặt cọc đó đến nhà cung cấp không qua tài khoản vốn . Như vậy DN tôi đã vi phạm những qui định nào trong lĩnh vực đầu tư, thuế.
Rất mong sự tư vấn của Luật sư.
Xin trân trọng cảm ơn.

Luật sư trả lời

Chào bạn,

Qua thông tin bạn cung cấp, ngoài việc phân tích vi phạm, tôi thấy vấn đề quan trọng cần giải quyết là hợp thức hóa khoản tiền đã được công ty mẹ chuyển đặt cọc cho khách hàng trước khi được cấp GCN ĐT.

Theo quy định tại Điều 10, Thông tư 19/2014 ngày 11/8/2014 Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thì Nhà Đầu Tư nước ngoài được phép chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam để đáp ứng các chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Tuy nhiên, Nhà Đầu Tư nước ngoài phải tất toán khoản tiền này khi đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Theo đó, có 2 TH sau:

TH1: Chuyển khoản tiền này thành vốn góp cho công ty tại Việt Nam.

Để thực hiện, bạn phải làm công văn giải trình gởi Sở KHĐT về việc xin chuyển khoản tiền đặt cọc thành vốn góp (nêu rõ lý do, cách thức đã thực hiện, có thể nêu kèm các đợt chuyển vốn đầu tư sau đó để chứng minh việc cty có thực hiện chuyển vốn đầu tư theo GCNĐT), hồ sơ kèm theo có thể bao gồm: Hợp đồng đã ký kết với khách hàng + xác nhận chuyển khoản của ngân hàng + xác nhận nhận tiền đặt cọc của khách hàng...

Sau khi đã được sự chấp thuận của Sở KHĐT, bạn thông báo với Ngân hàng đang quản lý tài khoản vốn đầu tư của Công ty để cập nhập, theo dõi, quản lý.

Cần chú ý rằng, Công ty bạn đã quá  thời hạn thực hiện việc tất toán đối với khoản tiền trên, do đó có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Mục II, Nghị Định 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013.

TH2: Chuyển khoản tiền này thành khoản vay nước ngoài trung và dài hạn,

Công ty phải đáp ứng được những điều kiện và thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật. Bạn có thể tham khảo các văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này tại: Pháp lệnh ngoại hối, Thông Tư 09/2004/TT-BTC, Thông tư 22/2013/TT-BTC, Thông tư 12/2014/TT-BTC.

Chú ý: Hai cách tiến hành như trên đều ảnh hưởng đến nguồn vốn, cơ cấu tài sản của công ty tại Việt Nam, do đó bộ phận kế toán phải hỗ trợ, theo dõi, cập nhật số liệu sao cho phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về thuế, kế toán, tài chính.

Trên đây là vài dòng trao đổi, hy vọng sẽ giúp ích được cho vấn đề của bạn.

Trân trọng!
 

Xem thêm các tư vấn về: