Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện... thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

Có hai cách Bạn có thể thực hiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
Cách thứ nhất: Bạn sẽ tự hoàn thành hồ sơ thủ tục, đăng ký kiểu dáng công nghiệp với cục sở hữu trí tuệ. Cách này sẽ khó khăn nếu Bạn không am hiểu đầy đủ về vấn đề này, sẽ dẫn đến mất thời gian và chi phí.
Cách thứ hai: Bạn có thể nhờ một đơn vị tư vấn luật đại diện cho Bạn, hoàn thành hồ sơ và đăng ký bảo hộ kiểu dáng thay cho Bạn. Cách này chi phí sẽ cao hơn nhưng đổi lại Bạn không cần phải mất thời gian đi lại cũng như nhiều chi phí khác nếu có.


Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

  1. Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
  2. Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.
  3. Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
  4. Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.


Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

  1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng.
  2. Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật.
  3. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.
  4. Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).
  5. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
  6. Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.